Hướng dẫn xem bảng giá điện tử chứng khoán




Sau khi Nhà Đầu Tư (NĐT) đã có tài khoản giao dịch chứng khoán, để thực hiện được giao dịch mua/bán chứng khoán thì các NĐT cần phải biết được giá của mỗi cổ phiếu hiện tại đang bao nhiêu. Và cần dựa vào bảng giá chứng khoán để biết được điều đó. Mỗi Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) có một bảng giá riêng (đại diện cho hai sàn HOSE và HNX) và mỗi Công ty Chứng khoán (CTCK) cũng đều có một bảng giá riêng (nguồn dữ liệu được lấy từ hai Sở và Trung tâm lưu ký) cho khách hàng của Công ty mình.

Tuy nhiên, các bảng giá này chỉ khác nhau chút ít về giao diện, còn về cơ bản các bảng giá này là hoàn toàn giống nhau. Sau đây, mình sẽ giới thiệu bảng giá từ chính công ty mình đang công tác đó là Công ty CP CK Bản Việt ( VietCapital ), vì là bảng giá trực tiếp từ Sở nên tốc độ đường truyền thường nhanh hơn và hiển thị chi tiết hơn so với bảng giá của một số Công ty Chứng khoán khác.

1. Hướng dẫn cơ bản cách xem bảng giá điện tử chứng khoán:

Để theo dõi bảng giá điện tử của công ty chứng khoán VietCapital mời các NĐT click (vào đây).
(Bảng giá chứng khoán của công ty chứng khoán VietCapital)
Đây là bảng giá trực tiếp từ Sở giao dịch chứng khoán thông qua website của công ty chứng khoán VietCapital.
Đơn vị giá: 1.000 VNĐ, đơn vị khối lượng: 10CP. Các mã cổ phiếu trong bảng giá này được sắp xếp theo thứ tự A B C, do đó Quý NĐT muốn đưa CP nào lên hàng trên cùng chỉ cần nhấp đúp chuột vào mã CP lập tức mã CP đó sẽ lên dòng đầu tiên. Ngoài ra, Quý NĐT có thể nhấp vào cột “Tổng KL” ngay lập tức những CP đang có lượng giao dịch “khớp lệnh” nhiều nhất được sắp xếp lên đầu. 
(Bảng giá những cổ phiếu đang được giao dịch nhiều nhất trong ngày)

2. Chú thích các tên và ký hiệu các cột trong bảng giá chứng khoán:


3. Thời gian giao dịch:


Phiên khớp lệnh định kỳ:
-   Giá khớp lệnh là giá mà tại đó khối lượng giao dịch toàn thị trường là lớn nhất(i).
-   Trong trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện (i) thì giá trùng hoặc gần với giá tham chiếu nhất sẽ được lựa chọn (ii).
-   Nếu có các mức giá thỏa mãn cả hai điều kiện trên thì giá khớp lệnh sẽ là giá cao hơn. (iii).
Phiên khớp lệnh liên tục:
-   Ngay sau khi lệnh được nhập vào hệ thống lập tức được so khớp và hình thành giao dịch, từ đó, giá khớp sẽ được xác định liên tục chứ không phải vào một thời điểm nhất định.
-   Phương thức khớp lệnh mới vẫn áp dụng lô chẵn 10 với giao dịch khớp lệnh và 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trở lên đối với giao dịch thỏa thuận.

4. Các loại lệnh và phương thức khớp lệnh:



5. Biên độ giao dịch trên 3 sàn HOSE, HNX, UPCOM:

6. Chu kỳ thanh toán chứng khoán:

- Ngày giao dịch (T+0): là ngày mà bạn tiến hành đặt lệnh MUA/BÁN cổ phiếu thành công trên thị trường với một mức giá đã được khớp lệnh (đã được xác định).

- Ngày thanh toán: là ngày mà cổ phiếu chính thức được chuyển nhượng giữa người mua và bán trước đó. Theo quy định mới nhất thì từ 01/01/2016, ngày thanh toán là 16h30 chiều ngày T+2 tức là sau giờ giao dịch hàng ngày. Có nghĩa là 16h30 ngày T+2 bạn đã có quyền sở hữu cổ phiếu bạn MUA trước đó 2 ngày và kể từ thời điểm này bạn chính thức có quyền BÁN hoặc tiếp tục nắm giữ cổ phiếu này và đối với tiền BÁN chứng khoán cũng vậy.

- Ví dụ: Bạn mua cổ phiếu MWG vào thứ Hai đầu tuần. Bạn sẽ phải đợi đến 16h30 thứ Tư cổ phiếu về và thứ Năm mới bán được.